Vocational Study in Australia

Uncategorized

Sharing Knowledge and Experience

IT Courses in Australia

Career Advice In Australia

Australian Immigration

careermentor 01/09/2024

Business Analyst – HIỂU SAO CHO ĐÚNG – ĐI SAO CHO ĐẸP

Hôm nọ có một bạn nhắn mình hỏi là ơ anh ơi, sao nội dung của lớp BA này không giống BA mà em biết, em tưởng BA là làm Data phân tích thống kê các thứ. Mình lại một lần nữa, okay, để anh giải thích cho hehe.

Đến giờ thì số lượng người học IT nhầm lẫn giữa Business AnalyticsBusiness Analysis

vẫn còn rất nhiều. Nên mình sẽ dùng bài viết đóng lớp này để giải thích, và cho mọi người thêm thông tin về hai cái tưởng như Tôn hành giảGiả hành tôn này – qua ba câu hỏi dưới đây.

1. Vậy muốn trở thành ICT Business Analyst (mã ngành ANZSCO 261111 trong Occupation List của bộ di trú) là học lớp nào của CM

  • Chính là khóa học Business Analysis Made Easy của Coding Mentor

2. Vậy Business Analysis (BA) và Business Analytics khác gì nhau

  • Business Analysis (BA) bao gồm các kỹ thuật phân tích nhu cầu kinh doanh và xác định giải pháp phù hợp mang lại giá trị cho tổ chức, doanh nghiệp. Một Business Analyst sẽ cần đảm bảo việc phát triển dịch vụ hoặc sản phẩm thông qua quá trình cải tiến, phát triển hệ thống hoặc cũng có thể là thay đổi tổ chức, cải tiến quy trình hoặc lập kế hoạch chiến lược và phát triển chính sách kinh doanh.
  • Business Analytics định hướng thiên về phân tích hiệu suất kinh doanh trong quá khứ bằng cách sử dụng các công cụ, kỹ thuật và kỹ năng phân tích dữ liệu, và phân tích thống kê để giúp hiểu rõ hơn về hiệu suất kinh doanh trong tương lai. Từ đó đề xuất các bước chuyển đổi phù hợp cho tổ chức, doanh nghiệp.

Ví dụ một

Business Analyst (BA)

có thể làm việc trên dự án chuyển đổi số bằng cách phân tích quy trình làm việc hiện tại và đề xuất một hệ thống quản lý dự án mới giúp cải thiện sự hợp tác và năng suất. Trong trường hợp này, analyst sẽ xem xét cả nhu cầu kỹ thuật và kinh doanh để tạo ra một giải pháp tích hợp, như phát triển một ứng dụng di động cho phép quản lý dự án mọi lúc, mọi nơi, giúp tăng cường giao tiếp và hiệu quả công việc.

3. Những hướng rẽ cho Business Analyst (BA)

Với những kỹ năng của một Business Analyst, thì ngoài làm Business Analyst như bản chất vốn có ra, sẽ có rất nhiều hướng để một BA có thể phát triển, điển hình như:

  • Project Management (Project Manager/ Project Officer…):

Là một Business Analyst, bạn sẽ học cách phát hiện và định rõ nhu cầu kinh doanh, đồng thời phát triển giải pháp đổi mới. Kỹ năng này là bước đệm quan trọng đưa bạn tới vai trò của một Project Manager, người chịu trách nhiệm biến những giải pháp đó thành hành động. Bạn sẽ học cách lập kế hoạch chi tiếtđiều phối nguồn lực, và giám sát tiến độ để đảm bảo rằng mục tiêu dự án được hoàn thành đúng hạn và đạt kết quả tối ưu.

  • Product Management (Product Manager/ Product Owner):

Đối với những ai hướng đến quản lý sản phẩm, chuyển từ Business Analyst sang Product Owner là một diễn biến tự nhiên. Trong vai trò này, bạn sẽ áp dụng hiểu biết sâu sắc về thị trường và người dùng để định hình yêu cầu sản phẩm, làm việc chặt chẽ với các bên liên quan và đội ngũ phát triển để đưa sản phẩm từ bản phác thảo đến thực tế. Khi bạn làm Product Manager, bạn sẽ quản lý vòng đời sản phẩm hoàn chỉnh, đưa ra chiến lược và kế hoạch hành động để đạt được thành công trên thị trường.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn con đường mình đi, qua đó xác định được định hướng của bản thân trong thời gian sắp tới.

Xin cảm ơn vì đã đồng hành

Career Mentor

careermentor

01/09/2024

Thank you
for registering

An email with payment instructions will be sent to you shortly. If you do not see the email in your inbox, please check your spam or junk folder. In case you haven’t received the email within 24 hours, feel free to contact our admin team via the Career Mentor Fanpage for assistance.

Continue